QUY TRÌNH NẠP MỰC MÁY IN
Bước 1: Các
dụng cụ cần thiết.
- 1 lọ mực in chính hãng tương thích với máy in.
- 1 kìm mỏ nhọn; 1 tô vít bốn cạnh nhỏ; 1 tô vít bốn cạnh to; 1 tô
vít hai cạnh nhỏ; 1 cọ nhỏ; 1 quả bóp hơi để thổi bụi; 1 cuộn giấy vệ sinh, 1
phễu đổ mực.
- Tiến hành in thử một
bản in bất kỳ để có căn cứ đánh giá tình trạng hiện tại của máy in.
- Chuẩn đoán tình trạng hiện tại của máy in (có lỗi gì không).
- Thông báo cho khách hàng tình trạng hiện tại của máy in và đưa
ra phương án xử lý đúng đắn.
- Tiến hành nạp mực máy in. (Bao gồm 5 thao tác cơ bản)
Bước 2: 5
thao tác cơ bản để nạp mực máy in.
- Mở hộp mực bằng cách dùng kìm nhọn rút hai chiếc chốt nhỏ bằng
kim loại (có tác dụng liên kết hai nửa hộp mực) ở hai đầu hộp mực ra, sau đó
tách đôi hai phần, cụm mực và cụm trống.
- Tháo trống và trục cao áp ra, dùng giấy vệ sinh lau sạch, tháo
gạt lớn ra rồi đổ mực thải đi.
- Tháo trục từ và gạt nhỏ ra khỏi cụm mực dùng giấy vệ sinh lau
sạch.
- Lắc đều chai mực để cho các hạt mực tơi đều sau đó đổ vào bầu
mực.
- Lắp ráp lại các bộ phận hoàn chỉnh như ban đầu, gắn hộp mực vào
máy in và tiến hành in test.
Bước 3: In kiểm tra.
- Sau khi hoàn thành các thao tác nạp mực thì vệ sinh sạch mực
thừa bám trên hộp mực và mực rơi trong máy in.
- Lắp hộp mực vào đúng vị trí ban đầu trong máy in, chú ý lắp thật
cân đối và chắc chắn để các tiếp điểm trên hộp mực tiếp xúc trực tiếp với máy
in.
- Kiểm tra đảm bảo hộp mực đã được lắp đặt chính xác, đóng nắp máy
in và tiến hành in thử.
- Có
2 cách để in thử: in từ máy tính hoặc in trực tiếp trên máy in.
Với các máy in có màn hình thì có thể sử dụng lệnh in trực tiếp từ màn hình của
máy in. Nếu máy in không có màn hình thì có thể dùng cách đóng mở liên tục nắp
phía trước hộp mực máy in 05 lần máy in sẽ tự động in ra bản in test.
Bước 4:
Đánh giá chất lượng bản in và những lỗi có thể gặp trong quá trình đổ mực máy
in
- Sau khi in thử ít nhất khoảng 03 trang liên tiếp, chúng ta sẽ
đánh giá các tiêu chí sau
+ Kiểm tra các đường nét trên bản in xem đã đạt được độ sắc nét
như mong muốn hay chưa ?
+ Bản in có sạch sẽ không ?, có bị vết bẩn không ?
+ Giấy in có phẳng phiu không ?, giấy in ra có bị kẹt hoặc rách
ở đâu không ?
+ Máy in có êm không ? có phát ra tiếng kêu lạ không ?
+ Máy in kéo giấy có nhẹ nhàng trơn tru không ? khi kéo giấy có
bị giật hay trơn trượt không ?
Bước 5: Chuẩn đoán những lỗi có thể gặp trong quá trình đổ
mực máy in và cách khắc phục
- Nếu máy in có các hiện tượng như bản in ra bị lem bẩn, đen ở các
cạnh, chữ bị mờ, bị bóng, chữ in ra không bám vào giấy thì phải kiểm tra
lại xem mực dùng đã đúng loại cho máy chưa, các thao tác tháo lắp hộp mực có
đúng không, tiếp nữa là kiểm tra lại các linh kiện như trống, gạt, trục từ,
trục cao áp của máy in có còn tốt không, để tự khắc phục những hiện tường trên.
- Nếu máy in không kéo được giấy, bị kẹt giấy ở giữa, hoặc phát ra
tiếng kêu lạ như “cạch cạch” hoặc “cót két” thì bạn phải kiểm tra lại xem các
linh kiện trong hộp mực đã được lắp đúng chưa, phần vỏ đã được lắp khớp hết vào
nhau chưa, hoặc khi lắp hộp mực vào trong máy in có bị kênh không, đấy là những
vị trí cần kiểm tra đầu tiên nếu gặp phải những lỗi trên.
- Lưu ý: Một
số máy in của các hãng như Brother, Fujixerox, Xerox, Samsung, Ricoh và máy in
laser màu của Canon, HP sau khi tiến hành nạp mực xong muốn máy nhận mực và in
được thì các Bạn phải tiến hành Reset mực máy in hoặc thay Chip mực của hộp
mực.
Quy Trình Nạp Mực Máy In